Mẹo và thủ thuật đối với Chuỗi cung ứng lạnh trong ngành Thực phẩm.

Các sản phẩm thực phẩm phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên, từ khâu sản xuất đến phân phối tới tay người tiêu dùng để tránh được bất kỳ rủi ro sức khoẻ nào có thể xảy ra. Đặc biệt, đối với những sản phẩm tươi sống và đông lạnh thì điều này lại càng được chú trọng. Ví dụ: tại các kho lạnh, tủ bảo quản mát của các siêu thị lớn, nhỏ,…

Nhiệt độ cần tuân thủ

Nguồn trích dẫn: https://www.testoshop.vn/tieu-chuan-haccp-trong-thuc-pham.html

Các điều kiện bảo quản thực phẩm trong các cửa hàng, kho bảo quản hoặc trong dây chuyền sản xuất cần tuân theo quy trình HACCP. Đặc biệt là việc giám sát sự duy trì ổn định của nhiệt độ tại những không gian này.

Sản phẩm tươi sống phải được bảo quản trong các phương tiện làm lạnh thích hợp (kệ tươi, tủ mát và quầy tủ lạnh), ở nhiệt độ từ +2 °C đến +10 °C. Các sản phẩm đông lạnh phải được bảo quản trong tủ đông được đóng kín, với nhiệt độ duy trì từ -20 °C đến -18 °C.

Vậy làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ của thực phẩm?

Chất lượng sản phẩm thực phẩm có tốt hay không chủ yếu dựa vào việc đo nhiệt độ thực phẩm được bảo quản trong cửa hàng một cách chính xác đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định của dây chuyền lạnh. Bất kỳ thực phẩm nào không tuân thủ đều có thể xảy ra hư hỏng, vi khuẩn có hại sinh sôi dẫn đến chất lượng sản phẩm kém đi gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng và chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

Ba loại phép đo có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ của thực phẩm một cách đáng tin cậy với độ chính xác cao:

  • Các phép đo không tiếp xúc, bạn nên sử dụng các thiết bị hồng ngoại như testo 805. Các thiết bị này cho phép kiểm soát nhanh chóng nhiệt độ bề mặt của sản phẩm mà không làm hỏng bao bì, cũng như sản phẩm bên trong nó. Chúng thích hợp để đo tại chỗ các sản phẩm tươi hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, vì những thiết bị này chỉ có thể đo nhiệt độ bề mặt của thực phẩm nên kết quả có thể không chính xác nếu bao bì sản phẩm quá dày.
  • Các phép đo tiếp xúc, đâm xuyên, sử dụng thiết bị với các đầu dò tĩnh (testo 106) hoặc đầu dò rời (testo 926). Trường hợp sử dụng các phép đo này xảy ra nếu nhiệt kế hồng ngoại cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa sản phẩm và bao bì. Đầu tiên, bạn được thực hiện đo nhiệt độ bằng thiết bị có đầu dò có thể tháo rời giữa hai gói. Nếu vẫn quan sát thấy sự chênh lệch nhiệt độ, thì phép đo đâm xuyên (đo nhiệt độ lõi) của sản phẩm có thể được thực hiện bằng nhiệt kế có gắn đầu dò thâm nhập/ đâm xuyên.
  • Các phép đo – ghi liên tục, được thực hiện bằng máy đo – ghi nhiệt độ testo 175 (Data logger testo 175). Những thiết bị này đặc biệt cần thiết để kiểm tra hoạt động chính xác của tủ lạnh hoặc tủ đông. testo 175 được trang bị tích hợp bộ nhớ trong và hệ thống cảnh báo, chúng có khả năng đọc nhiệt độ của tủ lạnh theo chu kỳ đều đặn, tự động ghi lại, tổng hợp thành các báo cáo dạng văn bản và cảnh báo qua email hoặc SMS nếu hiện tượng chênh lệch nhiệt độ xảy ra (có nghĩa là nhiệt độ tủ lạnh vượt ngưỡng giới hạn cho phép).

Để đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh hoàn hảo và tuổi thọ của thiết bị, điều quan trọng là phải chọn các thiết bị đo và phụ kiện có khả năng chống nước (cấp bảo vệ IP65 hoặc IP66).

Liên hệ ngay: 0909.330.447

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status

0909.330.447