Tại sao cần chú ý đến chất lượng thực phẩm?
Thực phẩm là sản phẩm dinh dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Thực phẩm được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu nuôi sống con người và động vật. Chú ý đến những yếu tố gây hại đến thực phẩm sẽ giúp đời sống con người tốt hơn.
Nội Dung Bài Viết
Các yếu tố gây hại tới chất lượng thực phẩm
Nguyên liệu bẩn
Nguyên liệu là yếu tố cấu thành nên thực phẩm. Nhờ có nguyên liệu người ta mới tạo thành bán thành phẩm, rồi sản phẩm thực phẩm.
Ngày nay, khi thực phẩm bẩn tràn lan thị trường, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào SẠCH là cực kì quan trọng. Muốn đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch để chất lượng thực phẩm cao, ta cần đảm bảo các khâu nuôi trồng, sản xuất, phân phối, tiêu thụ.
Dinh dưỡng bất cân đối
Chất lượng dinh dưỡng là hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm. Nó giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn (đặc biệt là ăn kiêng) bất hợp lí sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người.
2 yếu tố dinh dưỡng bạn nên quan tâm:
- Số lượng: Ăn những thực phẩm gì, hàm lượng bao nhiêu, đo hàm lượng thực phẩm thế nào
- Chất lượng: Kết hợp các loại thực phẩm, hàm lượng như thế nào cho hợp lí
Tuy nhiên, không phải cứ sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao đều tốt mà nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và phong tục tập quán. Những sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất quá cao thậm chí còn có thể gây ngộ độc, thừa chất, béo phì.
Vệ sinh an toàn thực phẩm thấp
Chất lượng vệ sinh, nghĩa là tính không độc hại của sản phẩm. Thực phẩm không được chứa bất kì độc tố nào ở hàm lượng nguy hiểm cho người tiêu thụ.
Nguyên nhân gây nên mức độ độc hại có thể do bản chất sinh học. Ví dụ, cá thu có hàm lượng thủy ngân cao, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt là trẻ em.
Nguyên nhân có thể do chế biến thực phẩm không đúng cách hoặc nhiễm độc từ bên ngoài. Ví dụ nhiễm độc từ kim loại nặng trên bao bì. Hoặc chiên dầu ăn tại nhệt độ quá cao trong thời gian lâu dài gây ra độc tố trong dầu ăn.
| Liên hệ 0909330447 để xem ngay Các loại Máy đo chất lượng dầu chiên chính hãng tốt nhất và Bảng giá sản phẩm
Thông thường, nhiễm độc thực phẩm sẽ là quá trình lâu dài tích tụ các loại độc tố ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Các yếu tố gây độc có thể là một thành phần của thực phẩm và nó cần loại bỏ hoặc giảm bớt. Ví dụ: Một số loại rau sẽ tạo ra độc tố nếu bảo quản và chế biến không đúng cách.
Thị hiếu – cảm quan
Chất lượng thị hiếu là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan: cảm giác, sinh lý.
Ví dụ: người Việt yêu thích đồ “Tây” nhưng nhiều đồ nhập khẩu chứa hàm lượng muối, đường hoặc chất béo rất cao.
Đời sống phát triển khiến con người ưa thích các loại đồ ăn nhanh gây hại sức khỏe người tiêu dùng.
Do phong tục tập quán, vùng miền nên nhiều người miền Trung thích ăn cay, người miền Nam thích ăn ngọt.
Mùi vị thực phẩm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới cảm quan của người tiêu dùng. Những thực phẩm có mùi vị thơm nồng, đậm đà thường dễ “gây ấn tượng” tới người sử dụng.

Tất cả các nguyên nhân này đều là cảm quan nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng thực phẩm.
Chất lượng sử dụng dịch vụ
Để giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm, người ta cần quan tâm tới các yếu tố sau:
- Khả năng bảo quản lâu dài (thời hạn sử dụng, các điều kiện bảo quản). Ví dụ: Thực phẩm có phải để ngăn mát hoặc tủ đông không? Có cần môi trường khô, thoáng không?
- Thuận tiện khi sử dụng: dễ bảo quản, dễ đóng mở bao gói, dễ cất giữ, đóng thành nhiều gói nhỏ (như chè gói nhỏ), bao bì dễ mở (như nắp chai vặn hay bia hộp so với nút nhựa kín hoặc nút kim loại dập). Loại sản phẩm này đang đáp ứng nhu cầu giải phóng lao động trong công việc nội trợ.
- Phương diện kinh tế: giá bán buôn, bán lẻ, thông thường giá phụ thuộc vào chất lượng và tâm lý xã hội.
- Phương diện thương mại: sản phẩm luôn có sẵn, dễ thay đổi hay trả lại nếu không đạt yêu cầu.
- Phương diện luật pháp: nhãn phải chính xác, trên nhãn ghi đúng ngày sản xuất, thời hạn tiêu thụ, khối lượng, thể tích, thành phần.
Như vậy, chất lượng sử dụng dịch vụ thấp cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm.
Công nghệ
Công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt. Bạn hãy thử tưởng tượng một lon nước ngọt được đóng lon “lởm” sẽ có thể dẫn đến rò rỉ nước, vỡ lon trong quá trình di chuyển hàng, nhiễm độc vỏ lon… Nghĩ thôi đã thấy rùng mình. Hơn nữa, một bao bì được đóng gói thẩm mĩ, thông minh sẽ khiến người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn.
Các yếu tố tâm lý – xã hội của chất lượng
Con người cần ăn uống để sống, nhưng cộng đồng xã hội loài người rất phong phú về tầng lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán… nên việc lựa chọn và đánh giá chất lượng thực phẩm cũng bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý xã hội đó.
Ví dụ: Người theo đạo Phật không ăn thịt, uống rượu, người theo đạo Hồi không ăn thịt bò…
Đẳng cấp xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực phẩm. Nếu bạn giàu có, bạn có tiền mua thực phẩm sạch, thậm chí có thể mua cho mình cả một trang trại, nông trại chuyên cung cấp nguyên liệu sạch.
Sản phẩm lạ thường được quan tâm, ưa thích.
Chất phụ gia khá độc hại nhưng lại là “gia vị” cho các món ăn của người Việt hiện nay
…
Những yếu tố tâm lý xã hội thay đổi rất lớn theo quốc gia, thời đại, vị trí xã hội và các nhân đã dẫn đến ngành nghiên cứu thị trường cũng như các nhà công nghiệp rất khó khăn khi đưa ra sản phẩm mới.
Có cần thiết phải công bố chất lượng thực phẩm?
Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm hay công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm là cực kì quan trọng. Nó giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm. Nhà sản xuất, phân phối sẽ cần dựa trên các tiêu chuẩn này để đo lường, kiểm tra, đánh giá cho ra các sản phẩm NGON, BỔ, RẺ.
Thông tin rất bổ ích, ths!