Phân biệt và phân loại các cảm biến áp suất

Cảm biến do áp suất

Cảm biến áp suất là một trong những thành phần quan trọng có trong máy đo áp suất. Là một trong những thiết bị chuyển các tín hiệu áp suất, áp lực sang tín hiệu điện và hiển thị ngay trên màn hình máy đo. Thường được sử dụng để đo áp suất và các vấn đề liên quan đến áp lực thì mới sử dụng các loại cảm biến này.

Cách thức hoạt động chính của các cảm biến áp suất hiện nay

Khi có sự chênh lệch áp suất thì các tín hiệu được chuyển sang tín hiệu điện, các máy đo sẽ xử lý thông tin và cho ra kết quả đo áp suất sao cho chính xác nhất. Tùy theo yêu cầu và phù hợp với ngoại cảnh khi sử dụng.

Cách thức hoạt động của các loại cảm biến này cũng đơn giản giống như các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm ở bên trong máy ghi nhiệt độ, máy ghi độ ẩm. Là cần phải có một sự tác động ngoại lực về áp suất tác động lên cảm biến, cảm biến sẽ đưa giá trị sang tín hiệu cần phải xử lý. Từ đó đưa ra các giá trị đo áp suất phù hợp.

Cảm biến do áp suất
Cảm biến đo áp suất

Tùy từng loại mục đích đo khác nhau: như đo độ rò rỉ của hệ thống, đo áp suất chênh lệch mà lựa chọn các loại cảm biến phù hợp. Ngoài ra, nó còn dựa trên hoạt động của nhiều chất liệu như đường ống dẫn khí, khí gas, đường ống nước… sẽ tương ứng cho những loại cảm biến khác nhau. Vì vậy, cảm biến được dựa trên 2 thành phần chính sau:

  • Cảm biến: là thành phần quan trọng nhất. Nó là bộ phận tiếp nhận các tín hiệu và truyền dữ liệu về thiết bị đo hay máy đo. Tùy thuộc vào các loại cảm biến khác nhau mà chuyển sang các tín hiệu điện như điện trở, điện dung, … về máy đo.
  • Khối xử lý: là thành phần trung tâm của máy đo áp suất. Có chức năng phân tích và nhận dữ liệu từ cảm biến truyền về.
  • Hiện nay, có khá nhiều loại đầu dò đo áp suất với các loại cảm biến áp lực từ thấp cho đến cao. Phù hợp nhiều cho việc sử dụng trong công việc hàng ngày của các kỹ sư.

Phân loại

Cảm biến áp suất điện trở

Sự thay đổi điện trở là một trong những tín hiệu về biến đổi áp suất. Từ đó, các loại máy đo sẽ đưa ra các kết quả đo chính xác tình trạng áp suất tại thời điểm đo.

Cấu tạo: Được thiết kế có lớp màn rất nhạy được đặt trên các đầu dò áp suất (Hay còn gọi là đầu dò cảm biến). Khi có bất kỳ một lực áp suất nào tác động lên lớp màn này. Màn này sẽ bị biến dạng và có sự thay đổi điện trở. Từ đo máy đo sẽ đưa ra các kết quả đo áp suất khác nhau. Và truyền dữ liệu về khối xử lý trung tâm hay là máy đo.

Cảm biến áp suất điện dung

Loại cảm biến này dựa trên sự biến đổi của điện dung để tính toán ra áp suất. Lúc này, các loại đầu dò cũng được phủ một lớp màn. Khi lớp màn này biến đổi do bởi 1 áp lực bên ngoài (áp suất) từ đo, các tín hiệu này sẽ được truyền về khối xử lý. Và từ đó đưa ra các kết quả đo chính xác.

Ứng dụng thường thấy của các loại cảm biến đo áp suất

Áp suất là một trong những thông số đo lường quan trọng không kém so với nhiệt độ và độ ẩm… Chính vì vậy, ứng dụng sử dụng các loại cảm biến đo áp suất cực kỳ phổ biến hiện nay. Nhất là sử dụng trong các quy trình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện lạnh, sưởi…

  1. Để các lò hỏi hoạt động ổn định, thì việc kiểm soát áp suất thường xuyên luôn là yêu cầu cần phải đòi hỏi của bất kỳ người sử dụng nào.
  2. Các máy nén khí cũng là một trong những khu vực thường được sử dụng các cảm biến áp suất. Kiểm tra thường xuyên cũng đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, không gây ra bất thường như cháy hoặc nổ.
  3. Các trạm bơm nước cũng sử dụng máy đo áp suất để điều khiển lượng nước vừa phải.

Trên đây là bài viết về các loại cảm biến áp suất, phân loại và phân biệt sử dụng các loại cảm biến. Mong rằng, với sự chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn lựa chọn máy đo áp suất phù hợp nhất cho các bạn.

Tại sao chọn sản phẩm của Testo?

Liên hệ Hotline 0909330447 để nhận báo giá tốt và tư vấn chi tiết nhất từ công ty Digi – nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Testo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status

0909.330.447